1. Bố cục theo kiểu Mondrian
Đây là một trong những cách định dạng
phổ biến nhất, tận dụng theo những đường kẻ dày hoặc vạch kẻ nhỏ nét màu
đen và những khối tô đồng màu, chia bản vẽ thành những ô hình chữ nhật,
ô vuông ngang dọc.
Cách vẽ này được đặt theo tên họa sỹ
người Hà Lan Piet Mondrian, đặc biệt phổ biến đối với việc dàn trang
báo. Dựa trên sự phối hợp tinh tế giữa ô khối và màu sắc, Mondrian vẫn
là một trong những nguyên tắc bố cục lý tưởng nhất hiện nay.
2. Bố cục thiên về chữ
Theo đúng như tên gọi, điểm nổi bật trong cách định dạng trang bố cục này là chữ. Có hai lý do khiến nhà quảng cáo chọn theo bố cục này, là:
Theo đúng như tên gọi, điểm nổi bật trong cách định dạng trang bố cục này là chữ. Có hai lý do khiến nhà quảng cáo chọn theo bố cục này, là:
Thứ nhất, những ý tưởng cần diễn đạt quá phức tạp, quá quan trọng hoặc độc đáo, không thể diễn đạt bằng hình ảnh được.
Thứ hai, hầu hết các mẫu quảng cáo đều
được trình bày theo kiểu “cửa sổ lớn” hoặc quá thiên về hình ảnh. Khi
đó, một mục quảng cáo đầy chữ, trầm lặng, có vẻ như nặng nề nhưng lại
rất nổi bật. Do cách quảng cáo thiên về chữ tự bản thân nó trông có vẻ
nghiêm túc hơn những cách khác nên các chi tiết quảng cáo này thường
được trình bày một cách cân xứng.
Ví dụ như các hàng tiêu đề với phông chữ
Roman được canh giữa, phần lời quảng cáo được bắt đầu bằng chữ cái với
kích thước lớn hơn và chia thành hai cột trở lên.
3. Bố cục kiểu “cửa sổ lớn”
Cách trình bày này đặc biệt thích hợp với các tạp chí do chú trọng tới ưu thế về hình ảnh. Lợi điểm của bố cục kiểu “cửa sổ lớn” là phần hình ảnh và phần lời không trùng lên nhau. Không có vấn đề “nghệ thuật vị nghệ thuật” ở đây mà chỉ có không gian rộng lớn cho phần hình và chọn lọc chặt chẽ phần lời để có thể trình bày đủ trong phần không gian nhỏ còn thừa lại.
Cách trình bày này đặc biệt thích hợp với các tạp chí do chú trọng tới ưu thế về hình ảnh. Lợi điểm của bố cục kiểu “cửa sổ lớn” là phần hình ảnh và phần lời không trùng lên nhau. Không có vấn đề “nghệ thuật vị nghệ thuật” ở đây mà chỉ có không gian rộng lớn cho phần hình và chọn lọc chặt chẽ phần lời để có thể trình bày đủ trong phần không gian nhỏ còn thừa lại.
Các nhà thiết kế thường trình bày hình
ngay sát lề và loại bỏ tối đa những phần không cần thiết nhằm tạo ấn
tượng lớn cho người xem. Phía dưới hình là hàng tiêu đề canh giữa, phần
lời quảng cáo có thể được trình bày dưới dạng hai hay ba cột.
Để tạo mối quan hệ giữa phần hình và
phần lời, các nhà thiết kế có thể cho in phần tiêu đề lên ảnh hoặc để
tiêu đề màu trắng trên nền ảnh đậm, hoặc có thể dàn phần lời trong phần
hình.
4. Bố cục kiểu pano
Thông thường, các nhà thiết kế dung các ô pano cùng cỡ và áp dụng hiệu quả ngắt âm để dẫn dắt người đọc đọc hết nội dung quảng cáo. Tạo sự khác nhau về tỷ lệ bằng cách tạo các khối ô nội dung quảng cáo lớn hơn những ô đóng khung tiêu đề, chú giải và chữ ký.
Thông thường, các nhà thiết kế dung các ô pano cùng cỡ và áp dụng hiệu quả ngắt âm để dẫn dắt người đọc đọc hết nội dung quảng cáo. Tạo sự khác nhau về tỷ lệ bằng cách tạo các khối ô nội dung quảng cáo lớn hơn những ô đóng khung tiêu đề, chú giải và chữ ký.
Các ô pano này có thể áp dụng để trình bày một câu chuyện hoặc đơn giản để trình bày một loạt sản phẩm như kiểu bàn cờ.
5. Bố cục dạng khung
Bố cục dạng khung thường được dùng nhiều trên các báo hơn là trên tạp chí, giúp tách biệt mẫu quảng cáo khỏi rừng các mẫu quảng cáo khác. Theo dạng này, các nhà thiết kế thường đóng khung phần trình bày bằng những đường viền, đôi khi là những đường vẽ mỹ thuật và dùng những khoảng trống ở giữa cho những tiêu đề và lời quảng cáo.
Một trong những biến thể dạng khung là
dành phần lớn phạm vi cho phép để trình bày hình ảnh theo một khung hình
quả thận, phần trống còn lại dành cho phần tiêu đề và lời quảng cáo.
Một biến thể khác là dành toàn bộ phạm vi cho phép trình bày phần hình
ảnh, phần chữ thường được in đen trên phần hình màu nhạt hoặc in trắng
trên nền hình màu đậm.
6. Bố cục kiểu chữ lớn
Sử dụng kiểu chữ trong quảng cáo thiết kế là cả một nghệ thuật. Bố cục dùng kiểu chữ lớn sẽ tạo ra ấn tượng bởi cách kết hợp hoàn hảo các kiểu chữ với nhau, tràn đầy cả một trang báo và tạo ấn tượng cũng chỉ bằng các đường nét biến tấu của kiểu chữ.
Sử dụng kiểu chữ trong quảng cáo thiết kế là cả một nghệ thuật. Bố cục dùng kiểu chữ lớn sẽ tạo ra ấn tượng bởi cách kết hợp hoàn hảo các kiểu chữ với nhau, tràn đầy cả một trang báo và tạo ấn tượng cũng chỉ bằng các đường nét biến tấu của kiểu chữ.
Thông thường, chúng ta liên hệ dạng
quảng cáo dùng kiểu chữ lớn với các sản phẩm bán lẻ tiêu thụ chậm, nhưng
các kiểu chữ tao nhã, thiết kế cẩn thận có thể chọn màu ngả đen khi
dùng ở kích thước lớn vẫn có thể thu hút được những khách hàng chú trọng
về hình tượng.
Các kiểu chữ có thể chạy sát nhau, không
cần khoảng cách dòng hoặc chồng một phần lên nhau hoặc có thể chắp vá
pha trộn để làm tăng cái hồn của mẫu quảng cáo.
7. Cảm hứng từ các bảng chữ cái
Vẻ đẹp của các chữ cái do các nhà thiết
kế tạo ra nhiều thế kỷ trước đã tạo nguồn cảm hứng mới cho các nhà thiết
kế quảng cáo. Những hình dạng cơ bản của các chữ cái, cả chữ in và chữ
thường đều có thể sử dụng như những mẫu cơ bản để sắp xếp các chi tiết
của một quảng cáo.
Một mẫu quảng cáo thiết kế theo hình
dạng một chữ cái bất kỳ trong bảng chữ cái hay một con số nào đó thường
rất chặt chẽ về tính đồng nhất và dễ xem. Đó là hai yếu tố quan trọng
nhất trong thiết kế, tuy nhiên các nhà thiết kế nên tránh cách bố trí
quá rõ ràng theo hình dạng của một chữ cái mà chỉ nên dùng nó như một
gợi ý.
8. Bố cục hình bóng
Bố cục hình bóng được tạo ra từ các hình thù độc nhất của thiết kế quảng cáo. Hình bóng càng không theo một quy cách càng tốt. ta có thể xem xét nghệ thuật cắt chân dung bằng giấy trước đây để thấy được tính ưu việt của các hình bóng không theo quy cách so với hình bóng đúng quy cách.
Bố cục hình bóng được tạo ra từ các hình thù độc nhất của thiết kế quảng cáo. Hình bóng càng không theo một quy cách càng tốt. ta có thể xem xét nghệ thuật cắt chân dung bằng giấy trước đây để thấy được tính ưu việt của các hình bóng không theo quy cách so với hình bóng đúng quy cách.
Nghệ nhân luôn dùng kéo cắt theo hình
nghiêng, chứ không theo mặt chính diện. Nếu không, khó ai có thể nhận
diện được bức chân dung, các chân dung sẽ giống nhau vì đường nét của
khuôn mặt chính diện không thu hút người xem bằng được nét vẽ khuôn mặt
nhìn nghiêng. Bố cục hình bóng chính là cách trình bày theo hướng nhìn
nghiêng.
9. Bố cục dạng sống động
Bố cục thuộc dạng sống động là bố cục
không thuộc một trình tự mẫu sẵn có nào. Với những hình khối đảo lộn,
những kiểu chữ quá cỡ, hình trang trí kiểu mặt trời tỏa sáng, độ nghiêng
và những thủ thuật tinh tế.
Bố cục này tuy không đạt được giải
thưởng thiết kế nhưng rõ ràng nó sẽ giúp bán được hàng, ít nhất là đối
với một loại hàng hóa nhất định và một đối tượng khách hàng nào đó. Nó
làm cho người xem phải dừng lại, suy ngẫm và chính trong quá trình tìm
hiểu sự khác thường này, người xem sẽ nhớ mẫu quảng cáo đó hơn.
Bí quyết thành công của một bố cục sống
động nằm ở sự trung thành của nhà thiết kế đối với những nguyên tắc
thiết kế cơ bản. Các chi tiết của mẫu quảng cáo được sắp xếp theo từng
đơn vị, các đơn vị này lại được sắp xếp thành mẫu thống nhất.
Khi có nhiều chi tiết cùng kích thước,
các nhà thiết kế có thể đạt được một tỷ lệ vừa ý bằng cách kết hợp một
số phần để có một đơn vị lớn hơn nhằm tạo nên sự tương phản với các đơn
vị khác trong cùng mẫu quảng cáo.
10. Bố cục câu đố bằng tranh
Câu đố bằng tranh là loại câu đố có các
hình vẽ thể hiện từ ngữ hoặc âm tiết. Câu đố bằng tranh cải tiến là loại
câu đố trong đó hình ảnh một từ hoặc một cụm từ không được viết ra mà
được thể hiện bằng một hình vẽ.
Các nhà quảng cáo không thể hiện mẫu
quảng cáo dưới dạng câu đố vì tính rõ ràng rất quan trọng, nhưng có thể
thổi phồng lời quảng cáo bằng cách chèn thêm một loạt hình minh họa.
Các hình này có thể có cùng kích cỡ nhằm
đem lại hiệu quả ngắt âm hoặc có thể khác kích cỡ để tạo sự đa dạng cho
mẫu quảng cáo. Trong một số trường hợp, “lời quảng cáo” không gì khác
ngoài một loạt hình ảnh.
Trước khi bắt tay vào thiết kế, việc xem
xét từng cách định dạng cơ bản sẽ rất hữu ích. Bạn hãy chọn một bố cục,
khi bắt tay phác thảo có thể trong đầu bạn sẽ nảy sinh ra những biến
thể mới. Khi kết hợp các biến thế ấy thành một bố cục thống nhất, bạn sẽ
thấy sự tìm tòi tỷ mỷ này mang lại kết quả hơn cả sự mong đợi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét