Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Những lưu ý khi thiết kế Profile

Profile công ty là một tài liệu giới thiệu sơ lược Công ty hay doanh nghiệp của mình đến khách hàng. Thông qua Profile của Công ty, khách hàng có thể biết được mức độ chuyên nghiệp của Công ty, biết được tầm cỡ quy mô ngành nghề kinh doanh của công ty một cách khái quát. Theo đánh giá khảo sát thì một quyển Profile ấn tượng sẽ tạo một cái nhìn thiện cảm về Công ty.

Tại sao phải có profile giới thiệu công ty?
Không phải lúc nào khách hàng cũng có nhu cầu tiếp nhận thông tin của Công ty bạn, quyển profile là một tài liệu có giá trị lưu giữ, lưu chuyển, khách hàng có thể tìm hiểu Công ty bạn mọi lúc mọi nơi khi có nhu cầu.
Quyển profile ấn tượng và chuyên nghiệp được thể hiện như sau:
  • Nội dung Copy write của quyển Profile
  • Cách sắp xếp truyền tải nội dung thông qua hình ảnh một cách sáng tạo
  • Sắp xếp bố cục một cách khoa học
  • Truyền tải đầy đủ thông tin
  • Chất liệu in ấn
Đây là những yếu tố cần quan tâm khi Thiết kế profile giới thiệu Công ty đến khách hàng mục tiêu. Hãy xem profile Công ty là tài liệu quan trọng không thể thiếu khi tiếp xúc khách hàng.
Thiết kế profile như thế nào?
Thông thường một quyển Profile nên thiết kế ngắn gọn súc tích và thường được thể hiện ở khoảng 16 – 20 trang, là đủ để truyền tải đủ nội dung một cách khái quát về Công ty nhưng không sơ sài. Hình ảnh và layout thiết kế phải thể hiện được nghành nghề kinh doanh chính. Màu sắc sẽ theo màu chủ đạo của Logo và màu sắc theo hệ thống nhận diện của công ty.
Để tạo được sự bắt mắt, tin tưởng và mạnh mẽ, Profile thường được in trên chất liệu giấy Couché - In offset 4 màu. Và cũng có thể tùy chọn chất liệu giấy khác, cách in ấn và gia công sau in đặc biệt, phụ thuộc vào phong cách thiết kế của từng profile.
Ví dụ thiết kế profile:
TRANG BÌA ĐẦU TIÊN:
  • Logo Công ty
  • Tên Công ty: Thể hiện song ngữ Anh – Việt
TRANG TRONG THỨ NHẤT
  • Bảng phụ lục: Bao gồm những nội dung trong profile.
  • Một câu Slogan thể hiện tin thần hoặc định hướng phát triển của Công ty hoặc phương châm hoạt động xuyên suốt.
  • Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.
  • Những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty đối nếu đã hoạt động lâu năm.
  • Những biến cố quan trọng xảy ra làm nền tảng ra đời của một Công ty mới.
  • Sử dụng hình ảnh thể hiện ngành nghề của Công ty hoặc những hình ảnh để truyền tải thông điệp của Công ty.
TRANG TRONG THỨ 2
  • Giới thiệu sơ bộ về Công ty
  • Nội dung giới thiệu tổng quát Công ty bao gồm chức năng và lĩnh vực hoạt động.
  • Tầm nhìn dài hạn (Vision) và mục tiêu ngắn hạn (Mission) của Công ty.
  • Nội dung kèm theo hình ảnh thể hiện tính minh họa nội dung.
TRANG TRONG TIẾP THEO
  • Hình ảnh thành viên chủ chốt của Công ty.
  • Hơ đồ tổ chức gắn liền với những nhân vật chủ chốt trong Công ty.
  • Nếu một công ty mới có thể giới thiệu điểm mạnh các thành viên của Công ty.
TRANG TIẾP
  • Giới thiệu những nghành nghề hay lĩnh vực Công ty đang hoạt động và hình ảnh kèm theo để minh họa nhắm tạo yếu tố thuyết phục.
  • Có thể trình bày một quy trình làm việc của Công ty một các khái quát để người xem biết được cách thức làm việc của Công ty.
TRANG TIẾP
  • Giới thiệu những dự án mà Công ty đã thực hiện được, kết hợp với hình ảnh minh họa.
  • Có thể trình bày tất cả những dự án đã thực hiện hoặc một vài dự án chủ chốt.
  • Đối với các công ty cung cấp dịch vụ có thể nêu những dịch vụ mà mình đã cung cấp kèm theo hình ảnh.
  • Liệt kê các dự án hoặc các công trình mình đã thực hiện nếu Công ty đã có thâm niên và dự án thì quá nhiều.
TRANG TIẾP THEO
  • Phát triển kinh doanh trong thời đại ngày nay, các công ty đang nhắm đến các hoạt động xã hội, vì cộng đồng bảo vệ môi trường… thể hiện chiến lược phát triển bền vững.
TRANG BÌA CUỐI
  • Logo của công ty
  • Thông tin của công ty
  • Các chi nhánh
  • Văn phòng đại diện

0 nhận xét:

Đăng nhận xét